Thiết bị lưu trữ ( Phần 2)


2.Đĩa CD (compact disc):

Đĩa CD (Compact Disc) là một trong các loại đĩa quang, chúng thường chế tạo bằng chất dẻo, đường kính 4,75 inch dùng phương pháp ghi quang học để lưu trữ khoảng 80 phút âm thanh hoặc 700 MB dữ liệu máy tính đã được mã hóa theo kĩ thuật số.

a) Lịch sử:

-Đĩa CD bắt đầu được phát triển từ những năm 1979 bởi hai hãng: Sony và Philips để ghi âm thanh. Ban đầu mỗi hãng phát triển theo một hướng riêng, đến năm 1980 chúng được hợp nhất thành một chuẩn đĩa CD chứa âm thanh.


b) Đặc tính kĩ thuật:
-Hầu hết tất cả các đĩa CD đều làm việc cùng với một thông số như nhau (chỉ ngoại trừ trường hợp miniCD có kích thước khác biệt một chút hoặc với một số định dạng cá biệt khác, còn lại các dạng đĩa CD còn lại có các kích thước điểm, đường...đều như nhau).

-Đĩa CD sử dụng công nghệ quang học để đọc và ghi dữ liệu: Một cách đơn giản nhất chúng dùng tia lade chiếu vào bề mặt đĩa để nhận lại các phản xạ ánh sáng (hoặc không) tương ứng với các dạng tín hiệu nhị phân (0 và 1).Bước sóng lade đọc và ghi dữ liệu trên CD là 780 nm( ánh sáng đỏ).

c) Các định dạng:
* MiniCD
MiniCD là loại đĩa CD thông thường nhưng kích thước đường kính ngoài của nó chỉ là 80 mm, dung lượng nhỏ hơn đĩa CD đường kính chuẩn 120 mm.

MiniCD có đầy đủ các loại như đĩa CD thông thường (CD-DA, CD-ROM, CD-R...).

* CD-ROM
CD-ROM hay CD-R , Đỉa Quang Chỉ Đọc dùng để ghi dử liệu trên đỉa . Dử liệu chỉ được ghi một lần và được dùng để lưu trử dử liệu.
* VCD
VCD hay Video Compact Disk, Đỉa Quang Nhạc Hình dùng để lưu dử liệu nhac hình đả được mả hóa bằng một chuẩn.
* SVCD
SVCD hay Super Video Compact Disk, Đỉa Quang Nhạc Hình dùng để lưu dử liệu nhac hình đả được mả hóa bằng một chuẩn . Có khả lưu trử cao hơn VCD.
Ngoài ra còn các loại khác: CD-i Bridge, CD-R, CD-P, CD EXTRA, CD+G,…

3.Đĩa DVD (Digital Video Disc):

-Đĩa DVD hay “Digital Versatile Disc” hay “Digital Video Disc” là một loại đĩa quang có đường kính 12 cm cho loại tiêu chuẩn, hay 8 cm cho loại nhỏ dùng công nghệ kỷ thuật điện quang để lưu trữ dữ liệu Nhạc hình hay tiếng và văn kiện.
a) Lịch sử:

-Năm 1993, hai tiêu chuẩn lưu trữ quang học mật độ cao (high-density) bắt đầu được phát triển, một là đĩa MultiMedia Compact Disc, hai là Super Density Disc. Sau đó chỉ có chuẩn Super Density Disc được phát triển tiếp và kết quả là bản ghi chi tiết kỹ thuật của DVD, định dạng cho các đầu xem phim DVD và các DVD-ROM ứng dụng cho máy vi tính, ra đời tháng 12 năm 1995.

b)Dung lượng:

-Ban đầu có 4 loại:
DVD-5: có một mặt và một lớp lưu thông tin, khả năng lưu trữ là 4.7 gigabyte.
DVD-9: có một mặt và hai lớp lưu thông tin, khả năng lưu trữ là 8.5 gigabyte.
DVD-10: có hai mặt và mỗi mặt có một lớp lưu trữ thông tin (phải lật đĩa DVD lại để xem mặt thứ hai), khả năng lưu trữ là 9.4 gigabyte.
DVD-18: có hai mặt và hai lớp lưu thông tin mỗi mặt, khả năng lưu trữ là 17 gigabyte.

c) Công nghệ:

-DVD sử dụng ánh sáng laser diode có bước sóng 650nm, khác với bước sóng 780 nm đối với CD. Việc làm này cho phép tạo nên những điểm nhỏ hơn trên bề mặt đĩa.
-Tốc độ ghi của DVD là 1X, là 1350 kB/s (1318 KiB/s), trong ổ đĩa và những mẫu DVD đầu tiên. Các mẫu gần đây hơn đã đạt tốc độ 18X hoặc 20X, nghĩa là 18 hoặc 20 lần nhanh hơn.

 d) Công nghệ ghi dữ liệu lớp kép
-Ghi dữ liệu lớp kép cho phép đĩa DVD-R và DVD+R lưu trữ được nhiều dữ liệu hơn, gần 8.5 Gigabyte mỗi mặt, so với 4.7 gigabyte đối với một đĩa đơn lớp.
-Một đĩa lớp kép khác với những đĩa DVD lớp đơn ở điểm là thêm một lớp vật lý vào trong đĩa. Ổ đĩa lớp kép truy xuất đến lớp thứ hai bằg cách chiếu tia laser xuyên qua lớp thứ nhất một nửa trong suốt. Sự thay đổi cơ học giữa các lớp có thể làm cho các đầu đọc DVD có một khoảng dừng, dài khoảng 2 giây.

e)Các chuẩn DVD:
+) DVD-ROM: Định dạng này thường được sử dụng để lưu phim. Chúng thường được "nén" nghĩa là có tồn tại một ma trận gốc được sử dụng làm khuôn để ghi thông tin và chúng không thể ghi đi ghi lại được.
+) DVD-R: còn được viết -R (cho recordable: ghi) là định dạng xuất hiện đầu tiên và mục đích ban đầu là để dùng cho việc lưu trũ phim video.
+) DVD+R: cũng giống như định dạng -R nhưng ra đời sau và phù hợp hơn -R trong việc lưu trữ dự liệu. Nó cho phép xem phim bất kỳ lúc nào, không cần đĩa phải hoàn chỉnh. Loại đĩa này có những khả năng kỹ thuật tốt hơn –R.
+) DVD-RW và DVD+RW: Loại đĩa này giống loại đĩa -R và +R nhưng cho phép ghi và xóa nhiều lần.


4.Đĩa Bluray và HD-DVD:

Blu-ray và HDDVD là 2 công nghệ DVD có công suất lưu trữ lớn khi ghi nội dung độ phân giải cao, gấp 6 lần so với chuẩn DVD trước đó. Loại đĩa này có 25 GB bộ nhớ ghi trên một mặt của một đĩa đơn 12 cm, cho phép thu hình tới 13 giờ so với đĩa 4,7 GB trước đó chỉ thu được 2 giờ. Đĩa quang có tên Disque Blu-ray bởi vì nó được áp dụng tia laser màu xanh lam để nạp thông tin vào đĩa.

Đĩa Blu-ray hay đĩa quang DVD định dạng Blu-ray là một chuẩn DVD.
a)Lịch sử:

Vào năm 2000 Blu-ray Disc(công nghệ đĩa quang màu xanh chạy bằng tia laser màu xanh có bước sóng nhỏ hơn tia laser thường ) lần đầu tiên được Sony giới thiệu và phát triển,cũng tại thời điểm này chuẩn đĩa HD DVD cũng đã được hãng điện tử Toshiba công bố với những tính năng ưu việt tương tự.

b) Dung lượng, công nghệ:
-Có nhiều cỡ dung lượng là:
       Một lớp(ban đầu): 23,3 GB/ 25 GB / 27 GB.
       Hai lớp(ban đầu): 46,6 GB/ 50 GB / 54 GB.
       Mới đây nhất là đĩa bluray có dung lượng lên đến 100 GB, 128 GB, 200 GB  và 250 GB.
-Laser nạp thông tin vào đĩa là laser xanh có bước sóng 405 nm.

C. Ổ USB flash:

a) Định nghĩa:
Ổ USB (Universal Serial Bus) flash, ổ cứng di động USB (gọi tắt là USB) là thiết bị lưu trữ thông tin sử dụng bộ nhớ flash tích hợp với giao tiếp USB.
b) Cấu tạo

    - Ổ USB flash có kích thước nhỏ, nhẹ, có thể tháo lắp, dung lượng lớn, ghi lại được và độ tin cậy cao nên ổ USB được dung rất phổ biến. Thông thường một ổ USB có những bộ phận sau:
    - Bản mạch in nhỏ chứa các linh kiện điện tử cùng một (hoặc nhiều) chip nhớ flash hàn trực tiếp trên mạch in.
    - Đầu cắm kết nối với các cổng USB; các kết nối thường sử dụng chuẩn A cho phép chúng kết nối trực tiếp với các khe cắm USB trên máy tính.
    - Vỏ bảo vệ: Toàn bộ bản mạch in, chip nhớ flash nằm trong một vỏ bảo vệ kim loại hoặc nhựa giúp nó đủ chắc chắn (để có thể cho vào túi, làm móc chìa khóa v.v...) Chỉ có đầu kết nối USB nằm ngoài vỏ bảo vệ này và thường có một nắp đậy cho nó. Vỏ bảo vệ thường được thiết kế đa dạng nhằm hấp dẫn người sử dụng, có những loại USB có khả năng chống thấm ướt, chống sốc.
   - Nẫy gạt chống ghi: Một số ổ USB flash có thiết kế nẫy gạt để chống ghi, tuy nhiên chúng chỉ có ý nghĩa không cho phép hệ điều hành ghi hoặc sửa đổi dữ liệu vào ổ.
                                                                                                                                                                                    
   - Đèn báo hoạt động: Đa phần các ổ USB flash có một đèn báo nhỏ để hiển thị chế độ làm việc của nó (đèn này là một điốt LED nhỏ gắn trên bo mạch của ổ, có màu khác nhau tuỳ hãng).
Để truy cập dữ liệu trong ổ flash, ta cần kết nối ổ với máy điện toán hoặc cắm vào một USB host controller hoặc một USB hub. Các ổ USB flash chỉ hoạt động khi được cắm vào một đầu nối USB và được cấp điện bởi đầu nối này (chúng sử dụng nguồn điện 5Vdc từ máy tính).

c) Nguyên lí hoạt động:

Để truy cập dữ liệu trong ổ flash, ta cần kết nối ổ với máy điện toán hoặc cắm vào một USB host controller (USB chủ điểu khiển toàn bộ quá trình truyển tải dữ liệu) hoặc một USB hub (Bộ chia đầu cắm). Các ổ USB flash chỉ hoạt động khi được cắm vào một đầu nối USB và được cấp điện bởi đầu nối này (chúng sử dụng nguồn điện 5Vdc từ máy tính). Ổ USB flash kết nối với USB host controller hoặc USB hub qua chuẩn giao tiếp USB.
USB (Universal Serial Bus) là một chuẩn kết nối tuần tự trong máy tính. USB sử dụng để kết nối các thiết bị ngoại vi với máy tính, chúng thường được thiết kế dưới dạng các đầu cắm cho các thiết bị tuân theo chuẩn cắm-là-chạy (plug-and-play) mà với tính năng gắn nóng (hot swapping) thiết bị (cắm và ngắt các thiết bị không cần phải khởi động lại hệ thống).

 d) Ứng dụng thông thường:
  
 Ổ USB flash có những ứng dụng sau:
Lưu trữ dữ liệu, thông tin
Lưu trữ thông tin cá nhân: 1 số người dùng USB để lưu trữ thông tin cá nhân như thông tin y tế, lịch sử điều trị, danh sách các loại thuốc dị ứng với bản thân ….
Sửa chữa máy tính: Hiện nay các máy tính đều được cho phép chạy từ các ổ USB. Người sửa chữa có thể sửa hệ điều hành, phần mềm…

(Nguồn: S2U Group)





Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Chuyển biểu thức trung tố sang tiền tố và hậu tố bằng Stack

Cài đặt OpenCV trên Windows với Visual Studio 2013

HÀM THỐNG KÊ STATISTICAL TRONG EXCEL