Cách tiếp cận chung cho mọi vấn đề



Cuộc sống của mỗi người là một chuỗi các vấn đề lớn nhỏ nối tiếp nhau. Có thể một lúc đó khi bạn giải quyết hay đạt được một điều gì đó, bạn sẽ nghĩ rằng cuộc sống của mình từ nay sẽ bình yên và sung sướng. Khi bạn là tỉ phú, bạn nổi tiếng, bạn là giáo sư, tiến sĩ. Không hề!
Cuộc sống vốn dĩ của nó sẽ vẫn cứ tiếp tục đem đến cho bạn vô vàn các vấn đề đề không lường trước được. Mặc kệ bạn là ai! Các vấn đề chỉ có ngày càng khó đoán và khó hơn. Bạn chẳng có cách nào khác là đối mặt và giải quyết chúng. Tôi là một kỹ sư phần mềm nên tôi sẽ tiếp cận và giải quyết vấn đề như khi tôi giải quyết 1 bài toán bằng giải thuật.

Giải thuật chung

problem solving1. Tìm hiểu rõ vấn đề

Tôi nghĩ đây là bước quan trọng nhất và mọi người thường hay bỏ qua hoặc làm qua loa rồi nhảy vô tìm và thực thi giải pháp. Để giải quyết vấn đề được một cách thấu đáo, chúng ta cần tìm hiểu sâu sắc về nó. Giống như muốn giải được bài toán, trước hết chúng ta phải hiểu được đề. Ở đây kỹ năng đặt câu hỏi là rất quan trọng. Bạn có thể tìm hiểu vấn đề thông qua các câu hỏi sau:
  • Ai/Vật gì, ở đâu, khi nào, cái gì, diễn ra như thế nào?
  • Ngữ cảnh vấn đề ở đây là gì? Nó diễn ra trong tình huống, con người, văn hóa như thế nào? Hay là yêu cầu này xuất phát từ khách hàng nào? Tính cách của họ ra sao?
  • Mục đích của việc này là gì? Đạt ở mức nào? Đo lường mức độ như thế nào?
  • Khi giải quyết vấn đề này chúng ta cần phải để ý tới ràng buộc, điều luật gì?
  • Có những nhân tố nào ảnh hướng tới vấn đề và tiến trình giải quyết chúng?
  • Định hướng phát triển sắp tới như thế nào? Để giải pháp của chúng ta đưa ra không những giải quyết được vấn đề mà còn phù hợp với đường lối phát triển về sau.

2. Đề xuất giải pháp

Sau khi tìm hiểu sâu sắc về vấn đề, chúng ta tiến hình đưa ra một hay vài giải pháp phù hợp. Nếu có nhiều giải pháp thì tiến hành đánh giá ưu/nhược điểm. Từ đó xem xét chấp nhận nhược điểm nào để tiến hành. Không nên tốn quá nhiều thời gian để suy nghĩ lựa chọn. Bởi giải pháp nào cũng có hạn chế của nó. Điều quan trọng là bạn chấp nhận hạn chế nào trong giai đoạn này, hay nó phù hợp với đường hướng bạn hướng tới hơn.

3. Lên kế hoạch cụ thể

Sau khi đã chọn giải pháp thì chúng ta lên kế hoạch cụ thể cho nó. Tức là tiến hành chia nhỏ phương pháp ra các đầu việc nhỏ có thể, đặt deadline. Xây dựng kế hoạch từ trừu tượng đến chi tiết.

4. Tiến hành thực hiện ngay lập tức

Chúng ta cần thực hiện điều gì đó ngay lập tức để tạo đà thực hiện. Bất cứ việc gì! Điều này sẽ giải phóng sức ì của chúng ta.

5. Ghi nhận phản hồi

Trong quá trình thực hiện thì để ý ghi nhận phản hồi từ người khác.

5. Nhận xét và cải tiến

Nhận xét kết quả công việc và đánh giá của người khác để từ đó có thể cải tiến giải pháp của mình tốt hơn.
Chúc các bạn làm việc hiệu quả!

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Chuyển biểu thức trung tố sang tiền tố và hậu tố bằng Stack

Cài đặt OpenCV trên Windows với Visual Studio 2013

HÀM THỐNG KÊ STATISTICAL TRONG EXCEL