Những sai lầm của tôi trong công cuộc Startup
Tôi vẫn đang theo đuổi ý tưởng mà tôi đã nghĩ ra và tin tưởng. Đó là sporta.vn. Đã gần 3 năm kể từ ngày nghỉ làm ở công ty đầu tiên, bước chân ra khỏi vòng an toàn để đi trên con đường này. Vẫn chưa có tiến triển nhiều nhưng tôi đã nhận được không ít bài học!
Ở đây, tôi muốn ghi lại những bài học mà mình đã thấm thía. Một là để ghi nhớ, hai là để chia sẻ với mọi người. Có nhiều thứ bạn phải dấn thân vào mới trải nghiệm được hết. Tôi chỉ ghi ra những tôi nhớ và cần phải ghi nhớ sau này. Tức là những điều sau đây là những điều căn cơ, còn bên trong thì nó vô vàn những thứ khác mà tôi không kể hết được hoặc không nhớ.
1. Điều tra thị trường, tìm hiểu khách hàng
Vâng, đây là công việc cơ bản cần thiết bậc nhất mà ai làm kinh doanh cũng biết và phải biết. Khi bạn không hiểu thị trường như thế nào và khách hàng muốn gì, bạn nắm chắc 100% thất bại. Bởi nếu bạn không biết "cầu" thì bạn không thể "cung".
Ngày đó khi khởi sự làm dự án này, tôi là một thằng sinh viên kỹ thuật năm 4 ngu dốt và ít trải nghiệm. Cả những năm tháng học sinh và sinh viên, tôi chỉ quanh quẩn bên cái việc học. Dù nhà tôi là tiểu thương nhỏ ở chọ nhưng với mong muốn thoát khỏi công việc buôn bán, ba mẹ cũng không cho tôi can dự được nhiều. Tầm nhìn hạn hẹp cùng với sự nhút nhát, tôi đã quanh quẩn mãi trong sự an toàn của mình. Khi đó, tôi cũng hiểu rằng mình cần hỏi ý kiến khách hàng. Một phần chỉ là đề tài tốt nghiệp, lại là người ít giao thiệp, tôi rất ngại việc này. Tôi bỏ lơ và bỏ lơ rất lâu!
Tôi cứ vậy mà làm cho tới tận gần đây. Rồi tôi nhận ra những giả thuyết của mình ko đúng cái con mịa gì cả. Sản phẩm của tôi là nền tảng đặt chỗ chơi đá bóng. Với vai trò người chơi, tôi khăng khăng rằng cái này rất cần. Nhưng tôi không phải chủ sân, tôi không biết rằng chủ sân họ éo cần. Ít nhất là cho đến hiện tại. Người chơi thì đông còn sân thì ít. Mày không đặt được, không đặt cọc thì cút cho thằng khác chơi. Thái độ của chủ sân là vậy. Người chơi tới hiện tại vẫn loay hoay với việc tìm sân nhưng tôi không có nhiều cơ sở mạnh để thuyết phục chủ sân hợp tác. Tôi đã không tìm hiểu 1 bên khách hàng của sản phẩm và tình hình thị trường một cách sâu sắc. May thay cũng không quá muộn!
Điều quan trọng là phải nghiên cứu "cầu thật sự" (insight) nằm ở đâu? Phải tính tới tất cả các bên liên quan của sản phẩm hay ý tưởng, làm sao giải pháp bạn đưa ra phải hài hòa và phục vụ các bên tốt. Như vậy thì giải pháp của bạn mới có thể gãi đúng chỗ ngứa của khách hàng được.
2. Bạn không phải là khách hàng và khách hàng dốt hơn bạn nghĩ rất nhiều
Cho dù bạn đang phát triển một sản phẩm phục vụ nhu cầu của chính bản thân của mình đi chăng nữa, bạn cũng không phải là đại diện cho toàn bộ tập khách hàng/người dùng của mình được. Bạn là một trong hàng triệu khách hàng với mức độ hiểu biết, trình độ, văn hóa riêng biệt. Khách hàng của bạn là tập hợp nhiều thành phần với trình độ hiểu biết, văn hóa khác nhau. Bạn phải biết và tôn trọng điều đó. Sản phẩm của bạn phải phục vụ đám đông.
Ngày làm Sporta, tôi đã cố gắng hoàn thiện sản phẩm tới mức tự nó tự hoạt động càng nhiều càng tốt. Tức là tôi không cần phải bỏ ra nguồn lực nhiều để vận hành hệ thống. Tôi muốn người dùng có thể tương tác phục vụ lẫn nhau. Việc này là tốt vì tới một lúc nào đó không một công ty nào có thể hỗ trợ một hệ thống hàng trăm triệu người dùng được, phải tự động.
Nhưng không phải là lúc bắt đầu với vài trăm người dùng và không một ai biết đến sản phẩm của bạn. Tôi đã cố gắng phát triển rất nhiều tools khác nhau để người dùng có thể tự quản lý, tự hoạt động lấy mà không cần nhiều sự hỗ trợ từ phía tôi. Và tôi đã lầm. Người dùng ngu hơn tôi tưởng, họ không thông minh như tôi hoặc như tôi nghĩ(Nói đến đây cũng dưng tôi thấy một chút sảng khoái, haha). Họ không biết dùng những thứ tôi làm ra. Với tôi thì tôi thấy nó rất đơn giản. Còn với họ thì không biết đường nào, ở đâu? Có người thì chẳng biết cái cmgn. Lý do là như tôi nói ở trên tôi đã không tìm hiểu người dùng đủ sâu. Hơn nữa tôi làm sản phẩm cho người ta dùng mà tôi đã làm như là để mỗi một tôi hoặc những người có hiểu biết công nghệ, yêu thích công nghệ dùng. Hóa ra tôi còn ngu hơn khách hàng của tôi.
Những ngày đầu phát triển sản phẩm, đặc biệt là ở nơi kém hiểu biết công nghệ như nước tôi bạn không thể để người dùng tự làm được. Mà bạn phải làm, làm mọi thứ và khách hàng chỉ có việc sử dụng với mức đơn giản nhất có thể. Họ sẽ không tự động chia sẻ thông tin cho bạn. Bạn tự tìm thông tin và nhập dữ liệu lấy. Họ sẽ không biết cách tự set up tài khoản doanh nghiệp. Bạn phải có người hỗ trợ họ.
Đấy! Giờ cái khó của startup nó mới lộ ra. Đơn giản là bạn "ếu" có tiền đâu mà đầu tư nguồn lực hỗ trợ khách hàng tới mức đó. Nếu bạn hỗ trợ tới mức đó thì cần phải nguồn thu lớn hơn, suy ra bạn phải nâng giá sản phẩm. Giá cao thì ít người xài. Do khách hàng thì ít ai nghĩ rằng họ sẽ phải bỏ tiền cho những cái mà doanh nghiệp hỗ trợ họ. Bởi họ mặc nhiên nghĩ đó là free.
Ai cũng mơ là khách hàng sẽ giúp mình hoạt động cả. Tôi cũng vậy!
Khi làm bất cứ sản phẩm nào, bạn cũng cần tìm hiểu tập khách hàng của mình. Họ có trình độ hiểu biết như thế nào, có văn hóa ra sao, có thói quen gì,.... Tìm hiểu càng kỹ thì bạn càng có khả năng tìm ra đúng chỗ ngứa và cách gãi phù hợp!
Nhận xét
Đăng nhận xét