Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ 2011

Khảo sát sự phổ biến của các nhãn hiệu điện thoại

Hình ảnh
Hiện nay, với nhiều nhà sản xuất cùng với sự đa dạng về mẫu mã, chức năng, ứng dụng, giá cả đã làm cho thị trường điện thoại di động (ĐTDĐ) Việt Nam cũng như trên thế giới ngày càng trở nên sôi động, cạnh tranh quyết liệt. Đặc biệt với sự ra đời của Smartphone đã làm thay đổi cách nhìn của con người về ĐTDĐ và đem lại nhiều sự lựa chọn đa dạng cho người dùng. Nhằm xác định tình hình thị trường và dự đoán thị hiếu định hướng thị trường trong tương lai, Nhóm S2U gồm các thành viên Nguyễn Trường Duy( Nhóm trưởng), Nguyễn Thanh Dũng, Lê Chí Đại, Nguyễn Trung Kiên – Khoa Công Nghệ Thông Tin – Trường ĐH Khoa học Tự Nhiên Tp.Hồ Chí Minh đã tiến hành khảo sát trên một số đối tượng là 1 số bạn trẻ tuổi từ 18 đến 20 ở thị trường Việt Nam về sự phổ biến các nhãn hiệu ĐT và yêu cầu mong muốn của người dùng với ĐTDĐ.

Tật xấu của những teen “nghiền” hoạt động Internet

Hình ảnh
Internet đã trở thành một phần không thể thiếu được trong cuộc sống của rất nhiều teen nhà ta hiện nay. Và khi nó đã trở thành một thói quen bất di bất dịch thì dẫn tới những “hệ lụy” không nhỏ đâu nhé. Khỏi phải nhớ, đã có Google rồi Với teen mình, Google đã trở thành thứ quá quen thuộc để tra cứu tất tần tật mọi thứ trên đời. Việc sử dụng và phát huy hiệu quả của công cụ tìm kiếm ưu việt này sẽ chẳng có gì đáng nói nếu như teen nhà mình không quá lạm dụng nó và vô tình đã hình thành nên tâm lí ngại suy nghĩ, ngại tìm hiểu mà chỉ ỷ lại vào công cụ tìm kiếm. Chả thế mà trong giới teen từ lâu đã lưu truyền câu nói "bất hủ": "Dân ta phải biết sử ta, cái gì không biết thì tra Google". Tệ hơn nữa, điều này khiến các bạn xa rời hơn với những kiến thức mà bạn chỉ có thể tìm thấy trong cuộc sống. Trong giới teen từ lâu đã lưu truyền câu nói "bất hủ": "Dân ta phải biết sử ta, cái gì không biết thì tra Google". Teen lạm dụng Googl

Siêu máy tính

Hình ảnh
Với những kho dữ liệu và khối lượng tính toán khổng lồ như thông tin về vũ trụ, y học, hàng không, dự báo thời tiết thì bạn không thể xử lý được hết với một chiếc PC hay Laptop mặc kệ máy của bạn hiện đại nhất hiện nay. Nếu bạn dùng một chiếc PC với tốc độ  3-3,8 gigaflop ( 1 gigaflop bằng 1 tỷ phép tính trên giây) thì bạn phải cần đến vài chục năm mới xử lý khối lượng thông tin lớn như vậy. Vậy thiết bị nào có thể xử lý được với một thời gian ngắn cho phép? Đó là những Siêu Máy Tính. Hình 1: Siêu máy tính Nebulae - Trung Quốc

Công nghệ AR

Hình ảnh
Augmented Reality (tương tác thực tế ) AR là công nghệ cho phép những đồ vật 2D hay 3D trong thế giới thực được xuất hiện bằng dữ liệu số hóa, cho phép tăng thêm cái nhìn của người dùng về thế giới thực thông qua các lớp thông tin hỗ trợ. Nói cách khác, công nghệ mới tạo ra thế giới thực “pha trộn” thể hiện các hình ảnh ảo trên một hình ảnh video, cho phép bạn nhìn thấy thông tin số vốn không thể nhìn được bằng mắt thường. Công nghệ AR thường được biết đến với các ứng dụng dẫn đường thế hệ mới, giúp người dùng tương tác trực tiếp với môi trường xung quanh trên các điện thoại chạy iOS hay Android. Lạc đường ư? Bạn chẳng phải sợ vì sẽ có 1 màn hình hiện ra ngay lập tức và hiển thị đầy đủ các thông tin chi tiết về con đường, quán ăn, quán cafe hay nhà hàng khách sạn gần đó. Hình 1: Thử quần áo bằng công nghệ AR

Bài toán số học N mũ N chia hết cho A bất kỳ

Hình ảnh
Bài 1 : Cho số tự nhiên A. Tìm số tự nhiên N nhỏ nhất sao cho N N chia hết cho A. Hãy viết chương trình tìm số N đó và xuất ra màn hình. Trong đó A có giá trị từ 1 đến 10 9 . Ví dụ:  Nhập A=8, xuất ra N=4.            Nhập A=13, xuất ra N=13.       Hướng giải quyết: Vì N N chia hết cho A nên N N chia hết cho tất cả các ước nguyên tố của A. Suy ra N chia hết cho tất cả các ước nguyên tố của A.  Nếu phân tích A ra thừa số nguyên tố A = p[1] e[1] .p[2] e[2] .p[3] e[3] .p[4] e[4] ...........p[k] e[k]   thì N có dạng N = p[1] t[1] .p[2] t[2] .p[3] t[3] .p[4] t[4] ...........p[k] t[k] . Suy ra: N N = p[1] t[1].N .p[2] t[2].N .p[3] t[3].N .p[4] t[4].N ...........p[k] t[k].N chia hết cho A khi và chỉ khi với với ∀ i ∈(1,k) , t[i].N ≥ e[i].