Khảo sát sự phổ biến của các nhãn hiệu điện thoại
Hiện nay, với nhiều nhà sản xuất cùng với sự đa dạng về mẫu mã, chức năng, ứng dụng, giá cả đã làm cho thị trường điện thoại di động (ĐTDĐ) Việt Nam cũng như trên thế giới ngày càng trở nên sôi động, cạnh tranh quyết liệt. Đặc biệt với sự ra đời của Smartphone đã làm thay đổi cách nhìn của con người về ĐTDĐ và đem lại nhiều sự lựa chọn đa dạng cho người dùng.
Nhằm xác định tình hình thị trường và dự đoán thị hiếu định hướng thị trường trong tương lai, Nhóm S2U gồm các thành viên Nguyễn Trường Duy( Nhóm trưởng), Nguyễn Thanh Dũng, Lê Chí Đại, Nguyễn Trung Kiên – Khoa Công Nghệ Thông Tin – Trường ĐH Khoa học Tự Nhiên Tp.Hồ Chí Minh đã tiến hành khảo sát trên một số đối tượng là 1 số bạn trẻ tuổi từ 18 đến 20 ở thị trường Việt Nam về sự phổ biến các nhãn hiệu ĐT và yêu cầu mong muốn của người dùng với ĐTDĐ.
Sau khi soạn thảo xong mẫu khảo sát(link download mẫu khảo sát:(http://www.mediafire.com/?ojmh8msmb52smis ), Nhóm đã tiền hành đi khảo sát với đối tượng là các bạn sinh viên trong KTX ĐH Quốc Gia. Một số hình ảnh, video ghi lại quá trình khảo sát:
Hình 1: Mẫu khảo sát |
Hình 2: Bạn Duy với mẫu Khảo sát |
Hình 3: Bạn Kiên với mẫu khảo sát
Và...
Kết quả:
Nhìn chung qua kết quả khảo sát được biểu diễn như trên thì ta nhận thấy:
- Ở biểu đồ một cho ta một sự phân hóa rõ ràng và không đồng đều về mức phổ biến của các hãng điện thoại khi một nhãn hiệu điện thoại nổi tiếng và lâu đời ở Việt Nam là Nokia dẫn đầu với tỉ lệ chiếm gần 50%. Các hãng điện thoại mới xuất hiện gần đây như Viettel, FPT, chỉ chiếm một tỉ lệ khá ít (dưới 5% mỗi loại), tuy nhiên Q-moblie là một cá biệt khi chiếm đến 9.09%( bằng LG và nhiều hơn Apple, Sony Ericsson). Hãng Samsung đứng thứ 2 về độ phổ biến(11,4%). Hãng Apple nổi tiếng với điện thoại iphone cũng chiếm một tỉ lệ không tồi là gần 7%. So với mặt bằng nhiều năm về trước thì thị trường điện thoại Việt Nam đã có sự phân hóa mạnh mẽ với nhiều dòng điện thoại khác nhau mà không còn là sự song hành độc quyền của Nokia và Samsung như trước đây.
- Như biểu đồ 2, ta thấy rõ ngay phân khúc điện thoại giá rẻ và trung trung bình(dưới 8 triệu) chiếm tỉ trọng cao( trên 85%) trong đó dòng điện thoại có giá từ 1 đến 3 triệu là phổ biến nhất( trên 50%).Trong khi đó phân khúc có giá cao (trên 8 triệu) lại rất thấp với chỉ 12%. - Có thể giải thích đơn giản cho sự phổ biến của Nokia ở Việt Nam khi nhìn qua biểu đồ 4 ta thấy ngay tiêu chí “độ bền” chính là tiêu chí hàng đầu khi lựa chọn điện thoại. Điện thoại Nokia từ lâu đã phổ biến là có độ biền rất cao và dễ sử dụng, ngoài ra trong phân khúc điện thoại thì Nokia đầu tư khá mạnh vào phân khúc người tiêu dùng có thu nhập trung bình và thấp nên có rất nhiều mẫu mã cho phân khúc này, chính vì thế mà Nokia là hãng phổ biến nhất trên thị trường và được nhiều người lựa chọn. Tuy nhiên trên thị trường đã xuất hiện nhiều dòng điện thoại có mẫu mã đẹp nhiều tính năng và giá cả đặc biệt vừa phải đánh mạnh vào phân khúc có nhiều người tiêu dùng nhất là trung bình và thấp nên cũng đã có sự phân hóa mạnh mẽ khi Nokia không còn độc tôn như trước mà xuất hiện nhiều dòng nổi lên như FPT, Q-moblie, Viettel, LG. - Tuy nhiên hiện giờ Nokia đã bắt đầu chùn xuống sau khi thế hệ điện thoại mới smart phone ra đời với nhiều tính năng rất “công nghệ”, bắt mắt và hiện đại khi so sánh giữa biểu đồ 1 và 3 Nokia đã giảm từ 21 xuống 18, và các điện thoại thế hệ mới như Apple, HTC tăng mạnh( Apple từ 3 lên 14, HTC từ 1 lên 5).Chính vì khả năng công nghệ vượt trội nên các hãng có dòng điện thoại công nghệ trung bình như FPT,Viettel, Q-Moblie không nằm trong số những hãng điện thoại được “mơ ước”. -Về mặt ứng dụng trên điện thoại thì đây chính là điểm yếu nhất của Nokia so với các dòng điện thoại mới hiện nay, mặt dù vẫn đảm bảo các tính năng có hầu hết ở mọi điện thoại(ngoài các chức năng cơ bản và nghe gọi và nhắn tin) là nghe nhạc, chụp hình, xem phim (khảo sát đạt đến 36 trên 41) nhưng so sánh về các chức năng khác như lưới web hay ứng dụng văn phòng thì thua hẳn. -Biểu đồ 6 cho ta thấy nhu cầu về tính năng của điện thoại khi đòi hỏi về một chiếc điện thoại có camera phân giải cao chiếm cao nhất. Điều này là hiển nhiên vì nhu cầu chụp ảnh và quay phim trong giai đoạn hiện nay là vô cùng lớn. Có bao giờ có ai hỏi bạn về chiếc điện thoại của bạn mà không hỏi đến độ phân giải của camera là bao nhiêu “Chấm”(megapixel) – đó cũng là một phần rất quan trọng trong thước đo về mức hiện đại của điện thoại của bạn. Cái tính năng khác ít phổ thông như GPS, 3G chiếm tỉ lệ thấp vì ít phổ biến và thấp nhất là ứng dụng văn phòng khi đây là chỉ là ứng dụng thích hợp cho một số ngành nghề.
Dự đoán phát triển tương lai:
-Xu hướng của tương lai chính là sự chuyển dịch tỉ trọng qua dòng smart phone từ dòng điện thoại thế hệ hiện nay, chính vì thế mà dòng điện thoại mới của các hãng như Apple, HTC, Samsung sẽ phát triển ngày càng mạnh. Nói thế không có nghĩa là Nokia sẽ biến mất vì có một thật tế là người tiêu dùng ở phân khúc trung bình và thấp là nhiều nhất nên Nokia sẽ vẫn mãi có chổ đứng chừng nào điện thoại Nokia vẫn có “độ bền” như trước đây, (smart phone tuy hiện đại, nhiều tính năng và bắt mắt nhưng giá cả lại rất đắt nên sẽ không thể là dòng điện thoại phổ thông). Chi tiết xem tại : File .tex (http://www.mediafire.com/?v8d7e7e3h984cha File báo cáo khảo sát : .pdf (http://www.mediafire.com/?kl81y6fe3is7f10) Thân mến S2U Group |
Nhận xét
Đăng nhận xét